THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KHAI SINH – CẤP THẺ BHYT- ĐĂNG KÝ HỘ KHẨU THƯỜNG TRÚ CHO TRẺ DƯỚI 06 TUỔI
- Đăng ký khai sinh:
a) Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh hoặc qua đường bưu chính, từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13g 00 đến 17giờ 00) và sáng thứ bảy (từ 07 giờ 30 phút đến 11giờ 30 phút).
– Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:
* Trường hợp nộp trực tiếp:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ hợp lệ, công chức tiếp nhận và xử lý hồ sơ theo quy định;
Trường hợp tiếp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn không thể giải quyết và trả kết quả ngay trong ngày thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, công chức được phân công tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
* Trường hợp nộp qua bưu chính:
Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì thực hiện giải quyết hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì mời người nộp hồ sơ đến bổ sung theo quy định.
– Bước 3: Ngay khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, công chức Tư pháp – Hộ tịch, người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. Trường hợp từ chối, thông báo bằng văn bản, có nêu rõ lý do.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Thành phần hồ sơ :
* Giấy tờ phải nộp:
+ Tờ khai theo mẫu quy định;
+ Bản chính Giấy chứng sinh. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
+ Trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh: Nộp kèm theo văn bản ủy quyền theo quy định pháp luật.
* Giấy tờ phải xuất trình:
+ Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn);
+ Giấy tờ tùy thân (gồm: hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng);
+ Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của cha hoặc của mẹ.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Ngay trong ngày làm việc. Nếu nộp hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong làm việc tiếp theo.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy khai sinh hoặc văn bản từ chối, có nêu rõ lý do.
h) Lệ phí: Miễn lệ phí.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai theo mẫu quy định tại Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015);
– Luật Hộ tịch ngày 20/11/2014 (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016);
– Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016);
– Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (có hiệu lực kể từ ngày 02/01/2016);
– Quyết định số 103/2007/QĐ-UBND ngày 30/7/2007 của Ủy ban nhân dân Thành phố về lệ phí hộ tịch (có hiệu lực kể từ ngày 08/08/2007).
2. Trường hợp trẻ đăng ký thường trú theo mẹ: hộ khẩu bản chính của mẹ. Đăng ký thường trú theo cha: hộ khẩu bản chính của cha
3. Theo quy định của BHYT.
Thời gian trả hồ hơ: 11 ngày làm việc.