QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ KHAI SINH LƯU ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1114 /QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2020
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)
I. THÀNH PHẦN HỒ SƠ
STT | Tên hồ sơ | Số lượng | Ghi chú |
Giấy tờ phải nộp | |||
1 | Tờ khai theo mẫu quy định | 01 | Bản chính |
2 | Giấy chứng sinh. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh. | 01 | Bản chính |
Giấy tờ phải xuất trình | |||
1 | Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn) | 01 | Bản chính |
2 | Giấy tờ tùy thân gồm: hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng | 01 | Bản chính |
3 | Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của cha hoặc của mẹ | 01 | Bản chính |
II. NƠI TIẾP NHẬN, TRẢ KẾT QUẢ, THỜI GIAN VÀ LỆ PHÍ
Nơi tiếp nhận và trả kết quả | Thời gian xử lý | Lệ phí |
Tại nhà riêng của người yêu cầu hoặc tại địa điểm tổ chức đăng ký lưu động | 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ. | 5.000 đồng/trường hợp. Miễn lệ phí đối với trẻ em, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật, người cao tuổi, người thuộc gia đình có công với cách mạng, đăng ký khai sinh đúng hạn. |
III. TRÌNH TỰ XỬ LÝ CÔNG VIỆC
Bước công việc | Nội dung công việc | Trách nhiệm | Thời gian | Hồ sơ/Biểu mẫu | Diễn giải |
B1 | Hồ sơ đăng ký lưu động |
Công chức tư pháp – hộ tịch |
Giờ hành chính | – Theo mục 1 – BM 01 – BM 02 – BM 03 | Công chức được giao đăng ký khai sinh lưu động có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các loại mẫu Tờ khai đăng ký khai sinh, và điều kiện cần thiết để thực hiện đăng ký lưu động. |
Kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ | Công chức tư pháp – hộ tịch | – Theo mục 1 BM 01 – BM 02 – BM 03 | Hướng dẫn người yêu cầu điền đầy đủ thông tin trong Tờ khai đăng ký khai sinh; kiểm tra các giấy tờ làm cơ sở cho việc đăng ký khai sinh theo quy định. – Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định thì cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (BM 01); – Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì lập phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (BM02). – Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ: Lập Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ bằng văn bản (BM03). | ||
B2 | Thẩm định hồ sơ, đề xuất kết quả giải quyết | Công chức tư pháp – hộ tịch | 02 ngày làm việc | – BM 01; – Hồ sơ trình | Công chức tư pháp – hộ tịch tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ, lập tờ trình và in dự thảo bản chính Giấy khai sinh trình hồ sơ cho Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn xem xét. |
B3 | Xem xét, trình ký | Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn | 02 ngày làm việc | Hồ sơ trình | Xem xét hồ sơ, ký duyệt bản chính Giấy khai sinh |
B4 | Ban hành văn bản | Công chức tư pháp – hộ tịch | 0,5 ngày làm việc | Hồ sơ đã được ký duyệt | Cho số, vào sổ, nhân bản, đóng dấu, ban hành và chuyển hồ sơ cho công chức tư pháp – hộ tịch |
B5 | Chuyển hồ sơ cho bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả | Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả | 0,5 ngày làm việc | Hồ sơ đã được đóng dấu ký duyệt đóng dấu | – Tiếp nhận kết quả hồ sơ đã được ký duyệt. – Nhập thông tin vào Sổ hộ tịch. |
B6 | Trả kết quả lưu hồ sơ, thống kê và theo dõi. | Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả | Trả kết quả theo Giấy hẹn | Kết quả | – Ký tên vào Sổ hộ tịch. – Trả kết quả cho người đăng ký khai sinh. – Tại mục “Ghi chú” trong Sổ ghi rõ “Đăng ký lưu động”. – Thống kê, theo dõi. |
IV. BIỂU MẪU
Các biểu mẫu sử dụng tại các bước công việc:
STT | Mã hiệu | Tên biểu mẫu |
1 | BM01 | Mẫu Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả |
2 | BM02 | Mẫu Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (nếu có) |
3 | BM03 | Mẫu Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ (nếu có) |
4 | BM04 | Tờ khai đăng ký khai sinh |
V. HỒ SƠ CẦN LƯU
STT | Mã hiệu | Tên biểu mẫu |
1 | BM01 | Mẫu Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả |
2 | BM02 | Mẫu Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (nếu có) |
3 | BM03 | Mẫu Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ (nếu có) |
4 | BM04 | Tờ khai đăng ký khai sinh |
5 | // | Các hồ sơ khác (nếu có) theo văn bản pháp quy hiện hành |
VI. CƠ SỞ PHÁP LÝ
– Luật Hộ tịch ngày 20 tháng 11 năm 2014;
– Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
– Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
– Nghị quyết số 124/2016/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân thành phố về các loại phí và lệ phí trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
– Quyết định số 52/2016/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2016
của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành mức thu 10 loại phí và 7 loại lệ phí
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.