Tấm lòng của một cô giáo

Từ nhỏ có một tuổi thơ bất hạnh, nên cô Vũ Ngọc Ảnh luôn thông cảm với trẻ em nghèo, thất học. Năm 1980, cô tình nguyện làm giáo viên chuyên trách xóa mù và phổ cập giáo dục. Lăn lộn cùng phong trào, cô đã góp phần xóa mù chữ được 414 người, 107 học sinh thất học đến tiểu học, góp phần đưa phường Cầu Kho hoàn thành phổ cập TH – THCS năm 1997. Cô đã nhận được nhiều huy chương, bằng khen, giấy khen, người tốt việc tốt cấp TP… và đang kiêm nhiệm nhiều chức danh : Phó Chủ tịch Hội khuyến học P. Cầu Kho, Chủ nhiệm CLB gia đình hạnh phúc…

“ … chị Ảnh ơi, chị Ảnh, nó trốn rồi…”

“… Hôm nay bạn Cường lại nghỉ học…!”

Ngày nào cũng nghe những lời như vậy là chuyện thường ngày đối với cô Ảnh – Giao viên chuyên trách giáo dục P. Cầu Kho. Nghe rồi cô lại lặn lội đi tìm, đi kiếm bất kể đêm hôm, mưa gió để đưa cho được các em bỏ học về lại với lớp để kịp giờ học, kịp giờ thi cùng các bạn …, 28 năm trong nghề gắn bó với trẻ nghèo, cô Ảnh vẫn gặp hoài những chuyện như vậy…

“… Thuở nhỏ đời tôi cơ cực lắm, nên sau này khi chọn nghề dạy học cũng vì tôi nghĩ đến các em nghèo, thất học. Tôi muốn bù đắp cho các em…. nbsp;5 năm đầu sau ngày giải phóng, được phân công về dạy ở trường TH Dân Trí (quận 1). Ban ngày dạy phổ thông, đêm cô tham gia dạy xóa mù và bổ túc văn hóa cho bà con từ 15 – 40 tuổi ở phường. Đời sống còn khó khăn, cô phải mở thêm sạp báo, bánh mì, tiện tặn từng đồng để trang trải cuộc sống, hoặc cưu mang một đứa học trò sa cơ lỡ vận nào đó… Gánh nặng gia đình, gánh nặng cuộc đời đè nặng 2 vai, nhưng đối với học trò nghèo, cô Ảnh lúc nào cũng dịu dàng, tha thiết…

Năm 1980, cô tình nguyện xin chuyển qua làm công tác xóa mù và PCGD dù biết đây là một công việc rất khó khăn, đòi hỏi người chuyên trách phải thực sự kiên trì và chịu thương, chịu khó… có người bàn ra, những cô đã quyết. Cô nghĩ không phải ai sinh ra cũng được sống sung sướng. Các em vì nghèo nên chịu thất học, nghĩ vậy nên cô bỏ công lặn lội, làm quen, tìm hiểu từng em làm thuê, bán báo, bán trái cây… Vận động được các em đến lớp rồi làm sao để các em đừng bỏ lớp? Mỗi tiết học, cô thường lượm lặt chuyện gần xa để kể cho trò nghe, ca vọng cổ, ngâm thơ, nấu chè đãi… Nhờ đó mà trò rất thích đi học và cũng vì “thương cô giáo Ảnh” mà không trốn học. Ngày bám trường, phường, đêm bám lớp, tối có mưa gió hay không, cô cũng phải đi một vòng 3 điểm lớp để nắm sĩ số, ai trốn học cô biết ngay… Thấy cô làm tốt, các ban ngành đoàn thể cùng Ban điều hành TDP giúp cô vận động trẻ bỏ học ngày càng đông. Có nhiều phụ huynh dẫn con đến giao nhờ cô dìu dắt… Cô còn mạnh dạn đề xuất với nhà thờ Cầu Kho cho một căn nhà để mở lớp học tình thương và tự nguyện tặng 6 bộ bàn ghế lớp mẫu giáo. Quả thật, người ta không biết cô lấy đâu ra sức lực nhiều đến vậy. Mới đó đã thấy cô thoăn thoắt chỗ này, chỗ kia để xin bàn ghế, bảng viết, sách cũ, quạt máy… cho các lớp học…

Với nhiều nỗ lực, năm 1995 P. Cầu Kho được công nhận đạt PC TH, năm 1997 đạt PC THCS. Năm 2000, Hội khuyến học P. Cầu Kho ra đời và cô giáo Ảnh được bầu làm Phó Chủ tịch thường trực. Qua thực tiễn, cô nhận thấy vận động quỹ học bổng là khâu khó nhất nên người vận động phải biết cách mời gọi các nhà hảo tâm như thế nào để họ vui vẻ đóng góp. Ngoài ra, uy tín của người được vận động cũng rất quan trọng. Hàng năm, cô Ảnh đều vận động được hàng chục suất học bổng cấp cho các em…

Gặp cô trong những ngày; cuối năm vội vàng tất bật. Cô khoe Hội đang có phong trào nuôi heo đất giúp học sinh nghèo”. Một tuyệt chiêu” nữa chăng? Thì ra đây cũng là một sáng kiến xây dựng Quỹ. Cô đi mua 40 con heo đất, có đóng dấu Hội khuyến học, rồi gởi từng nhà, tỉ tê : “Con heo tôi gởi bú, anh, chị đã mập sẵn rồi, đừng lo lắng phải nuôi nó, mà có chút tiền lẻ bỏ vô thôi…”;. Mỗi người cùng “góp gió thành bão” để lo cho học sinh nghèo hiếu học phường mình!”. Vậy mà nay, cô đã gởi được 41 heo nhỏ, 1 heo lớn. Dự tính tháng 5/2005 sẽ mổ heo, và… nhờ nuôi tiếp heo mới!.

Cứ như vậy, người phụ nữ ấy giản dị, nhẹ nhàng với cái tâm tỏa sáng luôn sống hết mình cho người khác. Cô cũng sẵn sàng làm tất cả những gì có thể để giúp những đứa trẻ nghèo, bất hạnh có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.